Đến với Ninh Bình, người ta sẽ không khỏi ngỡ ngàng trước vẻ đẹp của cố đô Hoa Lư, sự tôn nghiêm của nhà thờ đá Phát Diệm, bất ngờ trước sự “nhào nặn” tài tình của tạo hóa ở khu hang động sinh thái Tràng An, khu Tam Cốc – Bích Động… hay sự độc đáo trong hệ động thực vật đa dạng của khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long...

Khu du lịch sinh thái Tràng An

Đến với khu du lịch sinh thái Tràng An, quý vị có thể chiêm ngưỡng vẻ đẹp độc đáo của các hang động nơi đây với tổng chiều dài hơn 12.226m. Nơi đây được coi như một quần thể hang, động, núi, thung, hồ, suối,... tất cả được tạo nên như một sinh cảnh Tràng An thơ mộng “độc nhất vô nhị” ở đồng bằng Bắc Bộ cũng như mọi vùng miền của đất nước.


Ninh Bình, thắng cảnh, nhà thờ đá, Phát Diệm, Tam Cốc, Bích Động, Tràng An

Khu du lịch hang động Tràng An thuộc dãy núi Thành Trì Thiên Tạo của kinh đô Hoa Lư xưa. Chung quanh nơi đây, núi bao bọc bốn phía, ẩn dưới mỗi ngọn núi là những hang động, điều kỳ diệu ở đây là các hang động được thông với nhau bởi các thung nước hết sức hiểm trở tạo nên một kinh đô Hoa Lư với thế phòng thủ vững chắc.

Ninh Bình, thắng cảnh, nhà thờ đá, Phát Diệm, Tam Cốc, Bích Động, Tràng An

Những ngọn núi cao chót vót chính là đài quan sát, cũng là tường thành bảo vệ Kinh đô. Nhiều nhà khảo cổ khi đến khu sinh thái hang động Tràng An đã ví đây là một "bảo tàng địa chất ngoài trời" bởi toàn bộ khu vực Tràng An được các dãy núi đá vôi hình cánh cung bao bọc giữa vùng chiêm trũng ngập nước. Những khe nứt từ các dãy núi đá vôi thể hiện sự vận động địa chất tạo ra các dòng chảy trong hang động.

Ninh Bình, thắng cảnh, nhà thờ đá, Phát Diệm, Tam Cốc, Bích Động, Tràng An

Đặc sắc trong hệ thống hang động là loại hang nước nằm ngang, xuyên qua lòng các dãy núi lớn, ngập nước thường xuyên. Những hang, động này chuyển tải nước đối lưu chảy thông giữa các khe núi thành một dòng nối liền giữa các thung với nhau. Nơi đây sẽ là địa điểm hấp dẫn khi du khách ghé qua.

Nhà thờ đá Phát Diệm

Quần thể Nhà thờ đá Phát Diệm được xây dựng nhiều hạng mục khác nhau: ao hồ, tượng đài, Phương Đình, Nhà thờ lớn, các nhà nguyện, hang đá nhân tạo... Tất cả được bố trí trên một mặt bằng tổng thể hình chữ “Vương”, không gian đóng mở theo phong cách tạo cảnh phương Đông rất rõ nét, trước có hồ, sau có núi, không những làm cho phong cảnh thêm hữu tình mà còn thể hiện tư duy, quan niệm của người Á đông “Tiền có thuỷ, hậu có sơn”, mọi việc sẽ diễn ra tốt đẹp, an lành cho cuộc sống hiện tại và mai sau.

Ninh Bình, thắng cảnh, nhà thờ đá, Phát Diệm, Tam Cốc, Bích Động, Tràng An

Phương Đình là hạng mục công trình được hoàn thành sau cùng vào năm 1899, là điểm nhấn, kiệt tác về nghệ thuật, kiến trúc. Phương Đình có nghĩa là “Nhà vuông” thay vì vút cao trên bầu trời theo hình tháp vuông hoặc tròn thường thấy ở các thánh đường phương Tây, Phương Đình mang hình dáng của một ngôi đình làng rộng lớn, kích thước gần như vuông, chiều ngang 21m, sâu 17m, cao 25m. Tầng dưới lớn nhất, nếu bỏ đi hai lối lên gác thì phần giữa có hình dáng của một cổng tam quan trong kiến trúc truyền thống, được xây dựng bằng đá xanh với kỹ thuật thủ công tinh xảo. Trên các vách có phù điêu bằng đá tạc một số vị thánh, hai vách ngoài của Phương Đình là những chấn song đá hình câu trúc, trên các vách ngoài của tầng dưới có những phù điêu tạc sự tích chúa Giêsu từ khi vào thành Giêrusalem đến khi lên trời.

Ninh Bình, thắng cảnh, nhà thờ đá, Phát Diệm, Tam Cốc, Bích Động, Tràng An

Có thể nói, quần thể Thánh đường Phát Diệm là sự giao thoa, sự kết hợp hài hoà, tinh tế của lối kiến trúc nhà thờ phương Tây và kiến trúc truyền thống phương Đông. Công giáo mang đức tin đến cho con người nhưng phong cách kiến trúc, không gian thờ tự mang đậm hình ảnh mái đình, ngôi chùa vốn đã ăn sâu vào tiềm thức của người Á Đông nói chung và người Việt Nam nói riêng, tạo nên sự bình an, che chở, đây cũng là biểu tượng của sự gặp gỡ giữa Công giáo và truyền thống tín ngưỡng của dân tộc Việt Nam. Nhà thờ Phát Diệm còn là điểm tham quan du lịch hấp dẫn của du khách trong nước và quốc tế, là điểm nhấn trong bức tranh toàn cảnh về di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh của quê hương Ninh Bình.

Khu bảo tồn thiên nhiên Vân Long

Vân Long là miền đất huyền thoại, một vùng du lịch tuyệt đẹp, đồng thời là khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước lớn nhất đồng bằng Bắc bộ. Trong rừng Vân Long có 457 loài thực vật bậc cao. Có nhiều loại động và thực vật quý hiếm được ghi trong sách Đỏ Việt Nam.

Ninh Bình, thắng cảnh, nhà thờ đá, Phát Diệm, Tam Cốc, Bích Động, Tràng An

Điều đáng chú ý là tại khu vực ngập nước Vân Long có loài cà cuống thuộc chân bơi, một loài côn trùng quý hiếm đã được đưa vào sách Đỏ. Không chỉ là khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước, Vân Long còn là nơi có cảnh quan và di tích văn hoá.

Đứng trên mặt đê, du khách thấy mặt nước là một không gian rộng lớn. Nhìn xa các dãy núi sừng sững tạo thành một bức tường thành thiên nhiên hùng vĩ. Một cảnh núi ẩn mây trời, mây che ấp núi. Nước ở đây mênh mông phẳng lặng, không có sóng to gió lớn, mang phong cảnh một miền quê yên ả của hương đồng gió nội hiền hoà.

Ninh Bình, thắng cảnh, nhà thờ đá, Phát Diệm, Tam Cốc, Bích Động, Tràng An

Du khách hãy xuống thuyền đi thăm non nước vân Long. Đây là núi Nghiên, núi Hòm Sách, núi Đá Bàn, núi Mèo Cào. Kia là núi Cô Tiên, núi Voi Dựng, núi Cánh Cổng, núi Mồ Côi. Kế tiếp là một mỏm núi giống như mâm xôi là lộc trời ban tặng đầy đủ ấm no giữa thanh thiên bạch nhật. Mỗi trái núi là huyền thoại hấp dẫn.

Ninh Bình, thắng cảnh, nhà thờ đá, Phát Diệm, Tam Cốc, Bích Động, Tràng An

Du khách sẽ ngồi thuyền đến thăm Kẽm Chăm, rồi đến đền Mẫu ở chân núi Mèo Cào (các vách núi dựng đứng có vết lồi lõm kéo dài từ trên xuống như mèo cào nên gọi là núi Mèo Cào), Đền thờ mẹ bốn tướng Hồng Nương. Non nước Vân Long chính là nơi du lịch sinh thái rất tốt, cũng sẽ là hiện trường nghiên cứu, học tập cho các nhà khoa học, các sinh viên, học sinh trong và ngoài nước muốn đến nghiên cứu và học tập về vùng đất ngập nước nội đồng của Việt Nam.

Tam Cốc

Ngồi trên những chiếc thuyền nan, lướt nhẹ trên dòng sông Ngô Đồng trong không gian tĩnh lặng, du khách có thể cảm nhận rõ cái trong trẻo của không gian nơi đây, không tiếng còi xe, tiếng máy nổ, không có những chùm âm thanh tạp nham nơi phố thị, chỉ có tiếng mái chèo nhè nhẹ, ràn rạt, tiếng gió vi vu vuốt qua những cung đàn đá, tiếng chim lảnh lót buông từng nốt nhạc trong không gian và tiếng những giọt nước tong tong nhỏ như cách giữ nhịp thời gian của đá núi.

Ninh Bình, thắng cảnh, nhà thờ đá, Phát Diệm, Tam Cốc, Bích Động, Tràng An

Theo nhịp mái thuyền, du khách sẽ được đắm mình trong màu xanh của những cánh đồng lúa trải dài dọc hai bờ sông Ngô Đồng với những dãy núi trùng điệp. Hang Cả là hang lớn nhất và cũng là hang đẹp nhất của Xuyên Thuỷ động, với chiều dài 127m, nằm dưới một quả núi lớn vắt ngang qua hai dãy núi lớn hai bên sông Ngô Đồng. Khi thuyền vào trong hang, du khách sẽ cảm thấy mát lạnh và không khỏi ngạc nhiên trước những dải nhũ đá buông xuống... thuyền đưa du khách ra ngoài cửa hang tiếp tục cuộc hành trình xuyên thuỷ tới thăm hang hai và hang ba.

Nếu thuyền du khách đi đầu tiên vào đây, khi mặt nước chưa bị các mái chèo khua động, nhìn dưới dòng sông, nước in hình những đám mây đá tuyệt đẹp. Du khách có cảm giác rằng trong hang chỉ toàn dành riêng cho nước và mây. Với những du khách ưa thích mạo hiểm có thể xuôi thuyền tiếp tục trên sông trên 2km nữa tới thăm suối Tiên. Suối Tiên với dòng nước trong vắt có thể nhìn thấy từng đàn cá bơi lượn trong các lớp rong rêu ở phía dưới. Theo truyền thuyết, nơi đây xưa kia Tiên thường xuống tắm nên mới gọi là suối Tiên...

Ninh Bình, thắng cảnh, nhà thờ đá, Phát Diệm, Tam Cốc, Bích Động, Tràng An

Trên đường ra, thuyền đưa du khách tới bến Thánh, đi bộ khoảng 50m du khách sẽ gặp động Thiên Hương có chiều cao trên 60m. ở phía sau động này có lối lên thẳng đỉnh núi - đường lên trời. Đi bộ tiếp 50m nữa là đền Thái Vi, được xây dựng vào thế kỷ 13 là nơi thờ vua Trần Thái Tông (vị vua đầu tiên của nhà Trần). Đền Thái Vi được xây dựng theo kiểu “nội công ngoại quốc”. Trước đền có giếng Ngọc xây bằng đá xanh, sau đền là dãy núi đá Cấm Sơn đứng sừng sững. Đền Thái Vi là một tác phẩm nghệ thuật của con người hoà nhập với kiệt tác của thiên nhiên kỳ thú.

Chùa Bích Động

Du khách tới thăm chùa Bích Động, một trong những thắng cảnh nổi tiếng được mệnh danh là “Nam thiên đệ nhị Động”. Chùa Bích Động là một công trình kiến trúc cổ, mái cong lượn, dáng nét trang nghiêm được xây cất ở trên sườn núi cao, dựa vào thế núi. Du khách sẽ được hướng dẫn vào thăm động tối, thâm nghiêm và tĩnh mịch... thiên nhiên đã miệt mài bao thế kỷ để tạo nên muôn vàn các “tượng đá”. Không xa chùa Bích Động là động Tiên đẹp mê hồn nằm bên sườn một quả núi hùng vĩ tiếp tục với bao điều ngạc nhiên cho khách. Núi, động và chùa ở đây đã tạo nên một sự hài hoà và có sức thu hút kỳ lạ đến từng du khách. Bích Động là cả một cái đẹp hoàn hảo và vĩnh hằng.

Ninh Bình, thắng cảnh, nhà thờ đá, Phát Diệm, Tam Cốc, Bích Động, Tràng An

Điều độc đáo của chùa Bích Động là núi, động và chùa bổ sung cho nhau, lại ẩn hiện giữa những cây đại thụ xanh biếc, làm cho chùa hoà nhập với cảnh trí thiên nhiên ngoại mục. Toàn cảnh như một bức tranh núi rừng hùng tráng, dát lên một phù điêu gồm 3 ngôi chùa cổ kính, mái ngói rêu phong, có đủ 8 cảnh đẹp mà người xưa đã gọi là ''Bích sơn bát cảnh'', ba chùa lại được xây trên sườn núi cao, dưới gầm lại có động Xuyên Thuỷ.

Ninh Bình, thắng cảnh, nhà thờ đá, Phát Diệm, Tam Cốc, Bích Động, Tràng An

Chùa Bích động quả là một ngôi chùa độc nhất vô nhị ở Việt Nam, không nơi nào có thế đất, thế núi như vậy.

Chùa Bái Đính

Chùa Bái Đính tọa lạc trên một ngọn núi cao 187m, nơi có nhiều giai thoại và huyền thoại về các Đức Thánh ở nơi đây. Chùa được lập vào thời Lý khi các Đức Thánh về đây tìm cây thuốc quý chữa bệnh cho vua.

Ninh Bình, thắng cảnh, nhà thờ đá, Phát Diệm, Tam Cốc, Bích Động, Tràng An

Chùa Bái Đính được tạo dựng theo lối kiến trúc chùa động khá phổ biến ở Ninh Bình. Toàn bộ các ban thờ Phật, thò Mẫu của chùa được đặt giữa lòng sơn động u minh cành làm tăng thêm không khí linh thiêng và huyền bí nơi cửa thiền.

Ninh Bình, thắng cảnh, nhà thờ đá, Phát Diệm, Tam Cốc, Bích Động, Tràng An

Bái Đính không chỉ là nơi để người đời tỏ lòng mộ đạo mà còn là một thắng cảnh đẹp. Để khi kinh lý qua đây, vua Lê Thánh Tông đã tự tay đề tặng bốn chữ Minh Đỉnh danh lam ca ngợi vẻ đẹp chốn này. Và sẽ không thể nào quên nơi đây khi du khách đã một lần đặt chân lên nơi này.